Nhà thờ Đức Bà
Trải qua hơn 100 năm, vắt qua 3 thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn (hay còn gọi là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội) vẫn đẹp lộng lẫy, tráng lệ, uy nghiêm và được coi là một tuyệt tác kiến trúc đô thị Sài Gòn. Đây là một công trình nhà thờ Công giáo nói riêng và tôn giáo nói chung rất đặc sắc, có quy mô thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam.
Thế kỷ 19, nhà thờ và đạo Thiên chúa phát triển mạnh mẽ theo chân các đoàn quân viễn chinh Pháp. Ngay sau khi người Pháp chiếm Sài Gòn - Gia Định lần thứ 2 (năm 1862), cùng với việc xây dựng đô thị, phát triển Sài Gòn thành thủ phủ của Nam Kỳ, chính quyền Pháp đã cho xây dựng nhà thờ để làm nơi hành lễ cho các tín đồ Công giáo. Nhà thờ vốn là một ngôi chùa cũ của người Việt bị bỏ hoang do chiến tranh.
Dinh độc lập
Dinh Độc Lập được xây cất trên diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phần lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Hoàn thành năm 1873, dinh được đặt tên là Norodom (tên của Quốc vương Campuchia). Từ 1871 đến 1887 dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc.Từ sau 1975, dinh Độc Lập được đổi tên thành Dinh Thống Nhất hoặc được gọi là Hội trường Thống Nhất.
Bến Nhà Rồng
Bến Nhà Rồng (hay Bảo tàng Hồ Chí Minh), khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn được xây dựng từ 1864 trên khu vực gần cầu Khánh Hội (quận 4). Nơi đây vào ngày 5.6.1911 Nguyễn Tất Thành đã lên tàu Amiral Latouche Treville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu tìm đường cứu nước. Từ 1975 toà trụ sở xưa của thương cảng Nhà Rồng đã được xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh.Chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành là một trong những địa điểm tiêu biểu của TP.HCM. Thời kỳ đầu chợ được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, được mô tả như là "phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biển lên. Năm 1860, người Pháp đã cho xây cất lại chợ bằng cột gạch, sườn gỗ, và lợp lá. Đến tháng 7 năm 1870, chợ bị cháy mất một gian, phải xây cất lại bằng cột gạch, sườn sắt, lợp bằng ngói, tất cả có năm gian gồm thực phẩm, hàng cá, hàng thịt, hàng ăn uống và hàng tạp hóa.
Trước cửa chợ Bến Thành là tượng đài Trần Nguyên Hãn (xây dựng từ trước năm 1975 ở trung tâm thành phố). Tượng đài này đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân TP.HCM, được làm bằng xi măng và từng được trùng tu, phục chế 2 lần nhưng hiện xuống cấp. Nơi đây còn được gọi là công trường Quách Thị Trang vì trong vong xoay này còn có một tượng đài của Quách Thị Trang. Tường này khá nhỏ, nằm trước tượng Trần Nguyên Hãn. Sắp tới TP.HCM sẽ di dời cả hai tượng đài này về công viên Phú Lâm.
0 comments:
Post a Comment